Khoa Kinh tế Chính trị (Mới)
 
Seminar về Kinh tế Chính trị ở Hàn Quốc thời kỳ 1980-1997

GS. Lyu cùng các giảng viên trong khoa KTCT
Vào hồi 8.30 sáng ngày 13/3/20015 tại phòng 101, Nhà E4, Khoa Kinh tế Chính trị đã tổ chức buổi seminar với diễn giả là Giáo sư Lyu đến từ Học viện Hải quân của Hàn Quốc. Đây là buổi seminar tiếp nối chuỗi seminar lần thứ 3 định kỳ hàng tháng. Buổi seminar này nói về chủ đề “ Kinh tế Chính trị ở Hàn Quốc thời kỳ 1980-1997”.


Vào hồi 8.30 sáng ngày 13/3/2015 tại phòng 100, Nhà E4, Khoa Kinh tế Chính trị đã tổ chức buổi seminar với diễn giả là Giáo sư Lyu đến từ Học viện Hải quân của Hàn Quốc. Đây là buổi seminar tiếp nối chuỗi seminar lần thứ 3 định kỳ hàng tháng. Buổi seminar này nói về chủ đề “ Kinh tế Chính trị ở Hàn Quốc thời kỳ 1980-1997”.

Tham dự buổi tọa đàm có sự tham dự đầy đủ của Giảng viên Khoa Kinh tế Chính trị. GS Lyu đã trình bày bối cảnh chính trị của Hàn Quốc trong thời kỳ 1980-1997, đặc biệt là vụ ám sát tổng thống Pắc Chung Hy năm 1979 đã dẫn tới khoảng trống chính trị cho những năm đầu thập niên 1980. Những biến động mạnh mẽ về chính trị đã dẫn tới sự thay đổi về quyền lãnh đạo theo nhiệm kỳ 5 năm. Điều đó đã có những tác động tích cực góp phần làm giảm sự độc tài. Tuy nhiên cũng chính vì những điều kiện chính trị này có những tác động tiêu cực tới các chương trình cải cách và chính sách kinh tế. Do thời gian quá ngắn nên nhiều chương trình cải cách kinh tế của các nhiệm kỳ tổng thống chưa hoàn thành, phần lớn các chính sách chỉ tập trung vào ngắn hạn. Tuy nhiên, với nhiệm kỳ lãnh đạo của tổng thống Kim Young Sam ( 1993-1997) đã đem lại những thay đổi to lớn về chính sách kinh tế. Chính quyền tổng thống dân sự đầu tiên này đã chuyển chính sách ưu tiên cho tăng trưởng trước và nhấn mạnh tới vai trò của nhà nước sang chính sách ưu tiên cho ổn định hóa và tăng trưởng dựa vào khu vực tư nhân. Những thay đổi căn bản này đã giúp cho Hàn Quốc ổn định tình hình kinh tế và chính trị, từ đó thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình tự do hóa kinh tế, góp phần tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế Hàn Quốc phát triển và đưa quốc gia này thành thành viên chính thức của OECD năm 1996.

Tại buổi tọa đảm, các giảng viên của Khoa Kinh tế Chính trị đã đặt nhiều câu hỏi liên quan tới quá trình phát triển kinh tế, các chính sách kinh tế của Hàn Quốc cũng như những bài học thành công mà Việt Nam có thể học hỏi từ Hàn Quốc trong thời gian này. Một trong những bài học đó là vai trò quan trọng của Nhà nước trong thời kỳ đầu phát triển kinh tế. Tuy nhiên, giai đoàn tiếp theo  cần tới vai trò của khu vực tư nhân để giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững hơn.


Trần Quang Tuyến